Mã nguồn wordpress ngày nay được sử dụng rất phổ biến, sau nhiều ngày sử dụng bạn cảm thấy website của bạn truy cập chậm dần mà không hiểu lý do vì sao. sau đây mình sẽ giới thiệu 9 nguyên nhân chủ yếu làm chậm site wordpress và hướng để xử lý, tăng tốc cho site của bạn.
1. Cài đặt quá nhiều plugin không cần thiết
Cũng như khi sử dụng điện thoại, bạn không thể cưỡng lại việc cài thử các ứng dụng cho smartphone. Cài đặt một lúc 10 plugin nhưng đôi khi bạn chỉ sử dụng 3 trong số đó, thật không hay! Hãy bỏ chút thời gian xem xét lại những ứng dụng bạn đã cài đặt và xoá đi những phần không sử dụng.
2. Hình ảnh kích thước quá lớn
Đôi khi bạn không hiểu vì sao trang web của mình chậm, mà quên rằng kích thước quá khổ của những file ảnh bạn tải lên đóng vai trò không nhỏ cho sự rùa bò đó.
Có nhiều phương pháp để tối ưu hình ảnh trước khi tải lên trang web. Bạn có thể chia bài viết dài với nhiều hình ảnh thành những trang nhỏ để website không phải cùng lúc tải về tất cả hình ảnh. Trước khi tải lên, hãy nén ảnh lại. Có rất nhiều plugin WordPress miễn phí có thể giúp bạn như WP-Smush.it hay EWWW Image Optimizer. Hoặc bạn có thể dùng áp dụng lazy loading, nghĩa là trang web sẽ chỉ tải những hình ảnh khi bạn cuộn tới vị trí của nó.
3. Lưu giữ quá nhiều phiên bản của bài viết
WordPress tự động lưu phiên bản mới khi bạn chỉnh sửa một bài viết. Hãy mở file wp-config.php và thêm vào define( ‘WP_POST_REVISIONS’, 3 );
để giới hạn số phiên bản được lưu.
4. Không dọn dẹp database
WordPress mặc định tự động xoá Trash sau 30 ngày. Đôi khi như vậy là quá lâu, thử tưởng tượng nhà bạn trong vòng 1 tháng không đổ rác, thật không thể tin được.
Hãy thêm define('EMPTY_TRASH_DAYS', 7 );
vào file config.php với 7
là số ngày mà WP sẽ ‘đổ rác’ giùm bạn.
5. Sử dụng Hosting chất lượng kém
Các hosting chất lượng thấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ truyền tải của trang web. Hãy cân nhắc và lựa chọn những đối tác hosting chuyên phục vụ WordPress với những gói dịch vụ phù hợp. Nếu có kinh nghiệm quản trị Linux, bạn có thể sử dụng một Cloud Server và tự cấu hình, quản trị để đảm bảo hiệu năng tốt nhất.
6. Sử dụng Theme chất lượng thấp
Hãy đừng hấp tấp mà đâm đầu chọn một theme nghèo nàn, chất lượng thấp. Lưu ý chọn theme từ những nhà cung cấp uy tín, và hãy chọn những theme nhẹ nhàng ổn định để bắt đầu. Có rất nhiều themes miễn phí cũng như themes chất lượng cao để bạn lựa chọn.
7. Trang chủ nặng nề và chật chội
Rất khó để cưỡng lại mong muốn tập hợp những gì tốt đẹp nhất tại trang chủ. Hãy tối ưu và tinh chỉnh nội dung của trang chủ, loại bỏ những thành phần không cần thiết, đảm bảo thu hút được sự chú ý của người đọc, nhưng đừng làm họ hoảng sợ với hằng hà sa số nội dung. Hãy xác định mục tiêu của trang chủ và tinh giản những phần còn lại. Một trang chủ tải nhanh và nội dung tập trung sẽ luôn làm người đọc hài lòng.
8. Không sử dụng cache
Hãy sử dụng một cache plugin như W3 Total Cache để giảm số lượng requests đến máy chủ. Cache plugin cũng góp phần tăng tốc độ tải trang.
9. Không sử dụng CDN
Mạng lưới phân phối nội dung (Content Delivery Network) sẽ giúp bạn nhanh chóng truyền tải nội dung trang web của mình tận những nơi xa nhất. Dữ liệu sẽ được lưu trữ trên các datacenter khắp nơi, và nhanh chóng được chuyển đến người xem từ trung tâm dữ liệu ở gần họ nhất
Chúc các bạn thành công.