OpenAI ChatGPT là gì?

ChatGPT đã vượt qua 1 triệu người dùng ngày hôm nay và trên Twitter đang tràn ngập một loạt các câu hỏi làm thế nào để sử dụng hiệu quả công cụ chatbot AI này.

ChatGPT là gì?

ChatGPT là một công cụ chatbot AI do công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI tạo ra, dựa trên các đối thoại nguyên mẫu để hiểu ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên (giống như hai con người đang nói chuyện trực tiếp) với phạm vi trao đổi không giới hạn.

Được phát hành lần đầu vào ngày 30/11/2022

ChatGPT: Optimizing
Language Models
for Dialogue

Kể từ khi ra mắt, công cụ này đã gây bão trên internet và có hơn một triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần. Hầu hết người dùng đều ngạc nhiên về mức độ thông minh của công cụ chatbot này. Một số thậm chí còn coi ChatGPT là sự thay thế cho Google, vì ChatGPT có khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp một cách trực tiếp – gần giống như một người thầy dạy kiến ​​thức cá nhân.

ChatGPT dựa trên mô hình ngôn ngữ do OpenAI tạo ra, thường gọi là GPT-3.5. Mô hình này có định dạng đối thoại giúp ChatGPT có khả năng “trả lời các câu hỏi tiếp theo, thừa nhận lỗi của mình, thách thức các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.

GPT-3.5

GPT-3.5 là một mô hình ngôn ngữ sử dụng phương pháp học sâu để tạo ra văn bản giống con người. Trong khi mô hình GPT-3 trước đó chỉ có khả năng nhận thông tin thông qua văn bản và cố gắng diễn giải bằng văn bản do chính AI tạo ra, thì ChatGPT có năng lực lớn hơn. ChatGPT có khả năng tốt hơn nhiều trong việc tạo ra văn bản chi tiết hơn và thậm chí có thể tạo ra những bài thơ. Một đặc điểm độc đáo khác là bộ nhớ. Bot (ChatGPT) có thể nhớ các nhận xét trước đó trong một cuộc trò chuyện và sử dụng lại chúng để đối thoại với người dùng.

Cho đến nay, OpenAI mới chỉ cho phép mọi người thử nghiệm phiên bản ChatGPT beta. Và dự kiến sẽ cấp quyền truy cập API trong năm tới. Với quyền truy cập API này, các nhà phát triển sẽ có thể ứng dụng ChatGPT vào phần mềm của riêng họ, từ đó thúc đẩy cộng đồng người dùng ChatGPT đông đảo hơn và mang lại nhiều kết quả thực tế hơn.

Sử dụng ChatGPT cho WordPress

Mới đây nhất, một nhà phát triển WordPress Johnathon Williams đã yêu cầu ChatGPT hỗ trợ WordPress thông qua một plugin kết nối. Thông thường, tạo plugin là một nhiệm vụ đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhất định. Nhưng Williams đã chứng minh rằng, với một chút hướng dẫn của chuyên gia, ChatGPT có thể giảm đáng kể lượng thời gian cần thiết để hoàn thiện một plugin WordPress.

Như vậy ngay cả trong giai đoạn thử nghiệm beta, khả năng của ChatGPT là rất ấn tượng. Bên cạnh những phản hồi tích cực, mọi người đang tìm kiếm cách thức ứng dụng công cụ này vào thực tế.

Một số ví dụ.

YouTuber Liv Boeree cảm thấy rằng việc trẻ em dành hàng giờ để làm bài tập về nhà sẽ chỉ còn là quá khứ – ChatGPT sẽ thực hiện công việc đó cho bọn trẻ. Liv Boeree đã thử nghiệm bằng cách yêu cầu bot viết một bài luận dài 4 đoạn và giải một phương trình toán học phức tạp – tất cả đều diễn ra rất hoàn hảo.

Người sáng lập công ty khởi nghiệp phần mềm Amjad Masad đã nhờ ChatGPT phát hiện các lỗi trong đoạn code của anh ấy và ChatGPT đã đưa ra phân tích chi tiết lỗi đó cũng như cách khắc phục.

Trong khi đó, Nhạc sĩ người Canada Grimes lại quan tâm đến khía cạnh tình cảm. Khi cô ấy hỏi ChatGPT liệu nó có cảm thấy “bị mắc kẹt tình cảm” hay không, thì ChatGPT đã trả lời bằng nó không có khả năng cảm thấy như vậy.

ChatGPT – tốt nhưng chưa hoàn hảo

Trong khi nhiều người kinh ngạc về khả năng của bot, thì một số người cũng nhanh chóng nhận ra những hạn chế của nó. ChatGPT vẫn có xu hướng chứa thông tin sai lệch và thiên vị, đây cũng là điều đã gây khó khăn cho người dùng ở các phiên bản GPT trước đó. Ví dụ, ChatGPT có thể đưa ra câu trả lời không chính xác cho các bài toán đại số. Nhưng nó lại có vẻ rất tự tin vào các câu trả lời siêu chi tiết của mình, vì thế, mọi người có thể dễ dàng bị đánh lừa khi tin rằng đó là sự thật.

OpenAI hiểu những sai sót này và đã thông báo cho người dùng trên blog: “ChatGPT đôi khi viết những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa. Khắc phục vấn đề này là một thách thức đối với chúng tôi, vì: (1) trong quá trình đào tạo ChatGPT, hiện tại không đủ nguồn tin là thật; (2) huấn luyện mô hình trở nên thận trọng hơn khiến nó từ chối các câu hỏi mà nó có thể trả lời đúng; và (3) đào tạo có giám sát vì câu trả lời lý tưởng phụ thuộc vào những gì mô hình biết, hơn là những gì người dùng biết.”

Bỏ qua những hạn chế, #ChatGPT vẫn là một chat bot thú vị để tương tác. Bạn có thể dùng thử từ sau khi đăng ký tại website nhà cung cấp dịch vụ.(https://chat.openai.com/auth/login)